Menu
Trang chủ
Khóa học
Luyện thi
Kiểm Tra Trình Độ
Đào Tạo Doanh Nghiệp
Thư Viện
Các Hoạt Động
Tuyển Dụng
Số 449, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Cô Dư: 098 3128 400 - Cô Quang: 098 3272 434

Cấu trúc, cách sử dụng thì hiện tại tiếp diễn (present continuous)

admin 22 Tháng Mười Một, 2017 4197 Views

THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN (PRESENT CONTINUOUS TENSE)

I. Thì hiện tại tiếp diễn (Present continuous) là gì?

Thì HTTD dùng để diễn tả những sự việc xảy ra ngay lúc chúng ta nói hay xung quanh thời điểm nói, và hành động chưa chấm dứt (còn tiếp tục diễn ra).

II. CÁCH SỬ DỤNG CỦA THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN (use)

Diễn tả một hành động đang xảy ra ngay tại thời điểm nói.

Eg: – We are playing football right now. (Ngay bây giờ chúng tôi đang chơi bóng đá)

1. Diễn tả sự việc đang diễn ra xung quanh thời điểm nói.

– I am looking for a job. (Tôi đang tìm kiếm một công việc.)

– I am working for a English center. (Tôi đang làm việc cho một trung tâm tiếng Anh)

 “làm việc cho công ty HDC không phải mới bắt đầu mà đã bắt đầu trước đó rồi. Nhưng người nói muốn diễn đạt rằng sự việc đó đang diễn ra.

2. Diễn tả một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai theo một kế hoạch đã được lên lịch cố định.

Eg: I bought the ticket yesterday. I am flying to New York tomorrow.

Ta thấy có căn cứ, kế hoạch rõ ràng (tôi đã mua vé máy bay) nên ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để nói về một việc chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai.

3. Diễn tả sự không hài lòng hay phàn nàn về việc gì trong câu sử dụng “always”.

Eg: He is always talking in class. (Anh ta toàn nói chuyện trong lớp)

Why are you always coming late? (Tại sao em toàn đến muộn vậy?)

Chú ý: Ta thấy “always” là một trạng từ chỉ tần suất và thường được gặp trong thì hiện tại đơn. Nhưng đó là khi đơn thuần muốn nói đến tần suất diễn ra của một sự việc nào đó. Ví dụ như: “She always goes to school at 6.30 am.” (Cô ấy luôn đi học vào lúc 6h30). Nhưng khi muốn diễn đạt sự khó chịu hay muốn phàn nàn về điều gì ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn để nói.

III. CẤU TRÚC CỦA THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN (form)

1. Khẳng định: S + am/ is/ are + V-ing

Eg: I am playing football with my friends . (Tôi đang chơi bóng đá với bạn của tôi.)

           She is cleaning the house with her mother. (Cô ấy đang dọn nhà với mẹ của cô ấy.)

          We are studying Math. (Chúng tôi đang học Toán.)

2. Phủ định: S + am/ is/ are + not + V-ing

CHÚ Ý: am not: không có dạng viết tắt

               is not = isn’t

              are not = aren’t

3. Câu hỏi: Am/ Is/ Are + S + V-ing ?

   Trả lời: Yes, I + am. – Yes, he/ she/ it + is. – Yes, we/ you/ they + are.

                No, I + am not. – No, he/ she/ it + isn’t. – No, we/ you/ they + aren’t.

Eg: – Are you doing your homework? (Bạn đang làm bài tập về nhà phải không?)

          Yes, I am./ No, I am not.

          – Is he going to the cinema with you? (Anh ấy đang đi xem phim cùng bạn có phải không?)

           Yes, he is./ No, he isn’t.

IV. NHỮNG ĐỘNG TỪ KHÔNG DÙNG Ở DẠNG TIẾP DIỄN.

Trong tiếng Việt,ta có thể nói ‘Tôi đang muốn mua một ngôi nhà mới.’ Nhưng liệu ta có thể nói ‘I am wanting to buy a new house’ được không?

Câu trả lời là không.

1. Động từ TO BE (khi chỉ một trạng thái)

Eg: I am at home > I am being at home

2. Những động từ chỉ về cảm giác: to see, to hear, to feel, to taste, to smell

không dùng ở dạng tiếp diễn.Vậy khi muốn nói ‘Tôi ĐANG nghe/ngửi/nếm thấy….’ thì phải làm sao?=>Ta dùng I CAN HEAR/SMELL/TASTE để diễn tả điều đang xảy ra.

SEE cũng thuộc nhóm trên nhưng hơi khác một chút,ta có thể dùng ở dạng tiếp diễn để nói về việc GẶP AI ĐÓ TRONG TƯƠNG LAI.

VD: I’m seeing my father tomorrow morning

3.Các động từ liên quan đến hoạt động nhận thức và tình cảm không được sử dụng ở thì tiếp diễn: think, understand, see, know, mean, NEED, WANT, BELIEVE, DEPEND, FORGET, HATE, LIKE, LOVE , PREFER, REMEMBER.

4. Một vài động từ có nhiều hơn 1 nghĩađiển hình là THINK và HAVE.

THINK không được dùng ở dạng tiếp diễn nếu mang nghĩa TIN:

I think he will like the gift. (không dùng I’m thinking he will like the gift.)

Nhưng:

I am thinking of our future.

HAVE không được dùng ở dạng tiếp diễn nếu mang nghĩa SỞ HỮU.

I have a new shoes. (không dùng I’m having a new shoes.)

Nhưng:

I’m having dinner at present.

5. *LOOK, FEEL có thể dùng ở dạng hiện tại hoặc dạng tiếp diễn để nói về điều đang diễn ra với nghĩa như nhau:

You look tired = You ‘re looking tired.

V. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN

+  Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian:

– Now: bây giờ

– Right now: Ngay bây giờ

– At the moment: lúc này

– At present: hiện tại

– At + giờ cụ thể (at 12 o’lock)

+ Trong câu có các động từ như:

– Look! (Nhìn kìa!)

– Listen! (Hãy nghe này!)

– Keep silent! (Hãy im lặng)

Eg:

– Now my father is going fishing with my brother. (Hiện giờ bố tôi đang đi câu cá với anh trai tôi.)

– Look! The car is coming. (Nhìn kia! Chiếc ô tô đang đến.)

– Listen! The baby is crying. (Nghe này! Em bé đang khóc.)

– Keep silent! The baby is sleeping. (Hãy im lặng! Em bé đang ngủ.)

VI. QUY TẮC THÊM “- ING” SAU ĐỘNG TỪ.

1. Với động từ tận cùng là MỘT chữ “e”:

Ta bỏ “e” rồi thêm “-ing”.

Eg:             write – writing                      type – typing             come – coming

Tận cùng là HAI CHỮ “e” ta không bỏ “e” mà vẫn thêm “-ing” bình thường.

2. Với động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT PHỤ ÂM, trước là MỘT NGUYÊN ÂM

– Ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ing”.

Ví dụ:             stop – stopping                     get – getting              put – putting

CHÚ Ý:  Các trường hợp ngoại lệ:

begin – beginning               travel – travelling               

prefer – preferring              permit – permitting

3. Với động từ tận cùng là “ie”

Ta đổi “ie” thành “y” rồi thêm “-ing”.

Ví dụ:             lie – lying                  die – dying

Bài viết liên quan

13 Th4

CHUYÊN ĐỀ: MỆNH ĐỀ DANH NGỮ (NOUN CLAUSE) Trong tiếng Anh, có những mệnh đề đứng ở vị trí của một danh từ. Đó chính là mệnh đề danh từ. Mệnh đề danh từ là mệnh đề có thể đóng vai trò như một danh từ trong câu. Câu chứa mệnh đề danh từ thường là…

22 Th3

  Lời nói gián tiếp trong tiếng Anh (Reported speech) Part I I. Khái niệm: - Câu trực tiếp (direct speech) là câu nói của ai đó được trích dẫn lại nguyên văn và thường được để trong dấu ngoặc kép (“… ”). Ví dụ: + Mary said “I don’t like ice-cream”. (Cô ấy nói…

26 Th2

Công thức và cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh (Passive voice) I- PHÂN BIỆT CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG 1. Câu chủ động: * Cách sử dụng: Câu chủ động là câu được sử dụng khi bản thân chủ thể được nhắc đến tự thực hiện hành động Ví dụ:  Mary did…

26 Th2

Cấu trúc, cách sử dụng thì quá khứ đơn (Simple past tense) I. Thì quá khứ đơn là gì? Thì quá khứ đơn (Past simple) dùng để diễn tả hành động sự vật xác định trong quá khứ hoặc vừa mới kết thúc. II. Công thức thì quá khứ đơn trong tiếng anh Với động từ…

24 Th2

Cấu trúc và cách sử dụng thì hiện tại đơn trong tiếng Anh (Present simple tense) 1. Definnition: Thì hiện tại đơn là gì? Thì hiện tại đơn (tiếng Anh: Simple present hoặc Present simple) là một thì trong tiếng Anh hiện đại. Thì này diễn tả một hành động chung chung, tổng quát lặp…

23 Th12

Cách sử dụng, cấu trúc của thì Hiện tại hoàn thành tiếp diễn Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn là một trong những thì quan trọng trong cấu trúc ngữ pháp tiếng anh. Bởi chúng được sử dụng khá nhiều trong công việc và cuộc sống trong môi trường ngoại ngữ. Hiểu được điều đó,…

098.3128.400
shares